Trang chủ CHỨNG CHỈ Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học

Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học

4485
5
Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học

ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN DU HỌC TẠI TPHCM – HÀ NỘI

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn du học, căn cứ vào Thông tư số 29/2013/TT-BGDĐT ngày 25/7/2013.

Khóa học nghiệp vụ tư vấn du học dành cho:

Người Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn du học có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tổ chức để thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học.

Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học 02

Nội dung đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học

Theo thông tư số 29/2013/TT-BGDĐT ngày 25/7/2013 Về việc ban hành Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Nội dung đào tạo tư vấn du học chi tiết

1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 265 tiết, bao gồm:

  • Kiến thức bắt buộc: 225 tiết, bao gồm 63 tiết học tập trung và 162 tiết tự học;
  • Kiến thức tự chọn: 40 tiết, bao gồm 10 tiết học tập trung và 30 tiết tự học.

Nội dung học bắt buộc

Chuyên đề 1: Tổng quan chính sách và pháp luật về giáo dục

  1. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nước về giáo dục; về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và hội nhập quốc tế về giáo dục
  2. Pháp luật hiện hành về hoạt động dịch vụ tư vấn du học
  3. Hội thảo 1
  4. Kiểm tra kết thúc chuyên đề 1

Chuyên đề 2: Hệ thống giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới

  1. Tổng quan về hệ thống giáo dục Việt Nam
  2.  Hệ thống giáo dục một số nước trên thế giới
  3. Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng cơ sở đào tạo nước ngoài
  4. Một số vấn đề về công nhận văn bằng của Việt Nam và nước ngoài
  5. Hội thảo 2
  6. Kiểm tra kết thúc chuyên đề 2

Chuyên đề 3: Nghiệp vụ tư vấn du học

  1. Kỹ năng tư vấn du học
  2. Trách nhiệm nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học
  3. Quản lý và hỗ trợ lưu học sinh
  4. Hội thảo 3

Nội dung học tự chọn (chọn 2 trong 4 nội dung)

  1. Tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế
  2. Phát triển giáo dục quốc tế
  3. Hồ sơ tài chính và thị thực du học
  4. Giải quyết tranh chấp

Kiểm tra kết thúc chuyên đề 3

THI KẾT THÚC KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN DU HỌC

Thời gian học: 15 ngày (Bao gồm có dự học tập trung trên lớp 5 ngày còn lại là thời gian tự học và tham dự kiểm tra ½ ngày để cấp chứng chỉ)

Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học 04

Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học 03

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỌC TƯ VẤN DU HỌC GỒM:

  • Chứng minh thư photo công chứng
  • Bằng tốt nghiệp cao nhất photo công chứng
  • 04 ảnh 3×4,
  • Đơn đăng ký dự thi theo mẫu

+ Đối với các đơn vị ở xa thì sau khi gửi danh sách cán bộ được cử đi học tới trung tâm, học viên cần chuyển khoản kinh phí vào tài khoản của trung tâm để đăng ký;

Địa điểm đăng ký học tư vấn du học

Tại TPHCM: D2 Nguyễn Gia Trí, Bình Thạnh

Học phí: 4.000.000đ/hv

Tại Hà Nội: Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy

Học phí: 4.000.000đ/hv

 


Liên hệ

0973 86 86 00 – 0979 86 86 57

Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học tại hà nội
Form điền thông tin liên hệ

5 BÌNH LUẬN

  1. ad ơi cho e hỏi nếu muốn mở văn phòng tiếp nhận hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản thì có nhất thiết hoặc bắt buộc phải học thi chứng chỉ k ạ?e k rõ về luật lắm ạ

    • Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

      Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

      Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
      Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
      Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
      Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
      Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    • Trình tự, thủ tục thực hiện xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động như thế nào?

      Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

      Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

      Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau:

      Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
      Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
      Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
      Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
      Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
      Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
      Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
      Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;
      Văn bản ủy quyền cho Công ty luật Việt An thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
      Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

      Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
      Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
      Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
      Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
      Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

    • có bạn nhé, 11/9 này có khóa mới, bạn gọi Cô Hà để được tư vấn chi tiết khóa học bạn nhé 0973 868600

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here