Trang chủ Blog Làm gì khi bạn bị kỳ thị?

    Làm gì khi bạn bị kỳ thị?

    469
    0

    LÀM GÌ KHI BẠN BỊ KỲ THỊ?

    Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ thuận lợi, nhất là những người đi nước ngoài. Dưới đây là một ghi chú của chị Mạc Việt Hồng – người hiện tại đang sống ở Ba Lan.

    Bài viết này là một tham khảo tốt cho những đang sinh sống bên nước ngoài, hoặc những người chuẩn bị có dự định như: đi xuất khẩu lao động; đi du lịch nước ngoài; đi định cư; kết hôn; hay đi du học…

    Ba Lan có kỳ thị hay không, câu trả lời là có. Đây là vấn đề của mọi quốc gia, dù mức độ mỗi nơi một khác.

    Bản thân mình, sống ở đây gần 30 năm, chưa gặp điều gì đáng tiếc cả (có lẽ do vía cao, hihi). Nhưng chồng và các con mình đều gặp. OX trong một lần đi xem bóng đá bị chửi ‘con lợn vàng’, mặc dù ‘lợn vàng’ đã sống ở BL từ lúc đám ‘lợn trắng’ đó có lẽ chưa ra đời. Con mình (sinh ở BL) đang đứng cắm mặt vào dt, chờ bus, thì bị một kẻ hét vào mặt ‘ching, choong, cheng, cút mẹ mày về nước đi’.v.v. Và còn nhiều những câu chuyện khác mà đôi khi cộng đồng nước ngoài chia sẻ trên các trang mạng.

    Vậy nên làm gì? Dưới đây là quan điểm của mình:

    1- Nên cố gắng học tiếng, ít nhất là những giao tiếp cơ bản vì khi bạn biết chút tiếng, bạn sẽ tự tin hơn và các ‘đối tượng’ cũng ngại bạn hơn.

    2- Nên cố gắng hòa nhập

    Bạn đừng nghĩ rằng điều này khó hay phải sống lâu ở đây mới làm được. Không phải đâu, nó rất đơn giản, hãy quan sát một chút, rồi ‘học tập và làm theo’ (không phải gương Bác đâu nhé) 🙂

    Chẳng hạn, nếu thấy người Tây họ im lặng, trật tự nơi cộng thì mình đừng có oang oang cái mồm lên, có buôn dt cũng nói nhỏ thôi; thấy họ vứt rác có nơi có chỗ, thì mình đừng bạ đâu cũng ném; thấy họ xếp hàng trật tự, thì đừng có chen ngang.v.v. Những điểm ‘khác người’ quá cũng dễ làm nảy sinh kỳ thị.

    Một kinh nghiệm nữa, nhất là với các bạn sống trong chung cư là nên thân thiện, chào hỏi những người đi cùng thang máy, gặp trong hành lang, sân chơi công cộng. Khi bước vào thang máy hãy nói ‘dzień dobry Panu/ Pani’, khi ra trước hãy nói ‘dowidzenia’, kèm theo cái mỉm cười nữa thì càng tốt. Mình có anh bạn hồi những năm 90s, thực hiện phương châm ‘chào nhầm hơn bỏ sót’ 🙂

    Đừng thiệt hơn gì câu chào.

    3- Hãy phản kháng

    Tây trông thế thôi chứ đa phần là nhát, không ‘anh hùng’ như ta, nên khi bạn rắn là chúng lui ngay.

    Mình có một chuyện thế này: Trước kia mình bán hàng ở TT Warszawa, ở đó có một đám chuyên chành chọe bắt nạt người VN. Mình thường đỗ xe ở chỗ mà mấy ông kễnh đó hay đỗ vì nó rất gần và tiện. Nhưng chỗ đó thường chỉ đỗ dc 5-6 xe, nên khi mình đỗ thì sẽ có một kễnh bị mất chỗ. Một hôm, khi mình vừa xuống khỏi xe thì đám đó ra gây sự, một ‘thằng’ chỉ mặt mình nói

    – D.m, mày không được đỗ xe ở đây, mày mà còn đỗ tao sẽ chọc thủng cả 4 lốp xe của mày.

    Mình đỏ mặt tía tai, xỉa thẳng ngón tay trỏ vào mặt (điều này rất ko nên trong giao tiếp thông thường nhé, nhưng gặp phải loại khốn nạn thì bạn cứ xỉa) thằng đó và bảo:

    – D.m mày, thế xe mày có mấy bánh? Mày mà chọc lốp xe tao, tao cũng đâm toạc cả 4 bánh xe mày ra. Chỗ này ai tới trước thì đỗ, mày dell có quyền cấm tao. Từ nay cứ xe tao bị sao là tao xử xe mày.

    Cả bọn câm như hến và mình đỗ xe mấy năm liền ở đó ko sứt sẹo tí gì.

    Hồi những năm đầu 90s, các chợ BL nhiều bọn trộm cướp, càn quấy, xin đểu, anh bạn mình ‘cân’ hết mấy thằng đó. Cứ chúng đến quậy anh lại xông ra, giậm giậm chân, khua khua tay bảo ‘karate, karate’, ‘kungfu, kungfu’ :). Khổ, có biết võ đâu, tiếng cũng ko biết, biết mỗi mấy từ đó, nhưng Bl hồi ấy đang thịnh hành phim về Lý Tử Long, nên thấy ông ‘mắt xếch’ có vẻ biết võ thì chúng chạy co vòi hết.

    Người Tây nói chung họ ko thù dai, cũng ko rủ hội kéo bè, đem mã tấu tới xử bạn như ở VN đâu, nên hãy cứ phản kháng, trong trường hợp có thể.

    4- Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn

    Nếu bạn thuộc loại yếu đuối, nhút nhát, dễ tổn thương, bạn không có khả năng hét vào mặt ai, cũng rất khó khăn trong chuyện học tiếng để đối đáp, thì phải làm gì?

    Thì ít nhất, hãy chia sẻ câu chuyện của bạn. Với người thân, với bạn bè, hãy chia sẻ ở đây, trên mạng xã hội. Sẽ có những người an ủi, giúp đỡ hay cho bạn lời khuyên. Mặt khác, về mặt tâm lý, chia sẻ cũng sẽ giúp giải tỏa đi sự ấm ức hay phẫn uất.

    5- Pháp luật đứng về phía bạn

    Nên nhớ, Ba Lan là nước pháp quyền. Nền pháp luật của BL minh bạch và công bằng. Trong đó, có những điều luật xử tội phân biệt chủng tộc, tội xúc phạm hay làm nhục người khác.
    Điều 257 bộ luật hình sự cho biết, tội phân biệt chủng tộc có thể bị phạt tới 3 năm tù giam.

    6- Các tổ chức nhân quyền

    BL có nhiều tổ chức nhân quyền và các tổ chức này nói chung là khá ‘rảnh rỗi’, ít có việc để làm (vì ko có nhiều vi phạm về nhân quyền), nên nếu bạn túm áo họ, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt thành.

    7- Hãy là người lạc quan

    Xã hội có một người xấu thì thường có dăm bẩy người tốt, hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống và nhìn cuộc đời một cách lạc quan.

    ‘Lạc quan có thể không thành công, nhưng bi quan chắc chắn sẽ thất bại’, triết gia nào đó đã nói thế. Hãy quên đi những chuyện buồn, giữ lại niềm vui và hướng tới những điều tốt đẹp.

    Chúc các bạn hạnh phúc trên quê hương thứ hai !

    Form điền thông tin liên hệ

    BÌNH LUẬN

    Please enter your comment!
    Please enter your name here