Trang chủ PHƯƠNG PHÁP DẠY CON SỰ THẬT – CÔNG LÝ VÀ HÒA GIẢI

SỰ THẬT – CÔNG LÝ VÀ HÒA GIẢI

310
0

Sau khi lật đổ chế độ độc tài tàn ác, nhiều nước đã thành lập các ‘Uỷ ban Sự thật’ (UBST -Truth commissions) như là một phần cốt yếu của chính sách hoà giải dân tộc.

Một định chế quốc gia

UBST là một định chế tầm quốc gia được giao phó trách nhiệm thu thập tài liệu về tất cả các tội ác diễn ra dưới chế độ độc tài (thí dụ: tội ác diệt chủng, tộc ác với nhân loại, tội ác chiến tranh, tra tấn, hành quyết ngoài vòng pháp luật, thủ tiêu mất xác, v.v…) vì tất cả nạn nhân và thân nhân của họ có quyền biết sự thật – đó là điều kiện tiên quyết để hoá giải những ẩn ức và hận thù.

Nhiệm vụ của Ủy ban sự thật:

  • Chính thức cho các nạn nhân trực tiếp của tội ác biết rõ về tội ác đó và nguyên do của nó.
  • Chính thức công nhận sự đau khổ và hy sinh của nạn nhân.
  • Dùng sự thật để giải oan cho nạn nhân vốn hay bị kết tội oan bởi chế độ độc tài trong quá trình thực hiện tội ác của họ.
  • Cho thân nhân của những nạn nhân bị thủ tiêu biết về số phận của những người xấu số.
  • Cho dân chúng biết trong hoàn cảnh nào chế độ độc tài đã thực hiện các tội ác, để xã hội có thể có biện pháp (như cảnh giác, giáo dục và thành lập các định chế phòng ngừa) nhằm tránh sự tái diễn của chúng.

Cho tới nay, trên khắp thế giới có 28 nước đã thành lập UBST như là một cơ quan tạm thời (không thuộc ngành tư pháp) để thu thập bằng chứng về tất cả những vụ vi phạm nhân quyền, những tội ác của chế độ độc tài và xác định sự thật. Các uỷ ban này thường kết thúc công việc của họ bằng cách công bố một báo cáo đầy đủ về sự thật và những đề xuất để cho chính quyền mới hành động.

Để thành công trong trọng trách này, UBST cần phải:

  • Làm minh bạch tất cả những vụ vi phạm nhân quyền.
  • Cung cấp bằng chứng thu thập được cho những cơ quan tư pháp có nhiệm vụ điều tra, truy tố và xử án hình sự.
  • Đề xuất một cách chi tiết các phương thức bồi thường và phục hồi danh dự cho những nạn nhân và gia đình họ.

UBST là một công cụ được nhiều nước hậu độc tài sử dụng. Từ 1974 cho đến 2007, 28 nước trên khắp các châu lục đã thành lập UBST như là bước đầu để tiến tới hoà giải.

Pháp quyền phổ quát (Universal jurisdiction)

Vì nhân quyền và công lý có tính phổ quát, các định chế được thành lập để xử lý các vụ vi phạm nhân quyền và tội ác của chế độ độc tài cần phải có tính pháp quyền phổ quát – tức là chúng phải tuân thủ một số nguyên tắc quốc tế như sau:

  • Chỉ xử lý các tội ác phổ quát.
  • Quan chức không có quyền được miễn tố.
  • Không ban quyền miễn tố đối với các tội ác diễn ra trong quá khứ.
  • Không đặt ra thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (statutes of

limitation).

  • “Lệnh của thượng cấp”, “tình trạng khẩn”, hay “sự việc cần thiết” đều không thể được dùng để biện minh cho tội ác.
  • Người có tội sẽ bị xử bởi bất kỳ toà án nào trên thế giới dù chính quyền địa phương có ban hành quy định để bảo vệ hay ân xá tội phạm đi chăng nữa.
  • UBST và toà án công lý sẽ không bị chi phối bởi một thế lực chính trị nào.
  • Các tội ác nghiêm trọng đối với luật pháp quốc tế sẽ được điều tra và truy tố mà không cần có sự khiếu nại hay cáo giác của nạn nhân hay ai đó có liên quan.
  • Các phiên toà xử tội ác của chế độ độc tài phải được tổ chức theo tiêu chuẩn công pháp quốc tế để bảo đảm tính minh bạch và công bằng. Việc xử án phải công khai và có sự hiện diện của giám sát viên quốc tế.
  • Quyền lợi của nạn nhân, người thân của họ và nhân chứng phải được đảm bảo.
  • Không được tuyên án tử hình hay bất kỳ một hình phạt vô nhân đạo nào đối với phạm nhân.
  • Có sự hợp tác của quốc tế trong tiến trình điều tra và truy tố.
  • Tất cả chánh án, công tố, điều tra viên và luật sư bào chữa đều phải được huấn luyện kỹ càng. Sự hòa giải dân tộc chỉ có thể đạt được sau khi chính quyền mới thực hiện đầy đủ các bước trên.

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngà

Form điền thông tin liên hệ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here